CÁC SỰ CỐ ĐIỂN HÌNH VỀ SƠN NỘI THẤT

Màng sơn bị nhăn

Hiện tượng: Màng sơn sau khi hoàn hiện xuất hiện vết nhăn, sần sùi, không đảm bảo độ mịn.

Nguyên nhân: 
– Thi công lớp sơn quá dày, đặc biệt đối với sơn Alkyd hay sơn gốc dầu)
– Thi công trong điều kiện thời tiết không đảm bảo quá nóng hay quá lạnh gây ra  sự không đồng nhất khô bề mặt gữa các lớp sơn.
– Do độ ẩm không khí cao gây ra thời gian khô bị kéo dài.
– Thời gian cách giữa các lớp sơn không đủ làm khô bề mặt bên trong.
– Bề mặt tường dính tạp chất.

Cách xử lý:  Loại bỏ lớp sơn cũ sạch sẽ, khi sử dụng sơn lót phải để lớp này khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ (tránh sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao).

Màng sơn bị nứt

Hiện tượng: bề mặt sơn xuất hiện những vết rạn nứt.

Nguyên nhân: 
– Sử dụng sơn chất lượng không đảm bảo độ bám dính, độ bền thấp.
– Lớp sơn mỏng hoặc dày quá.
– Xử lý bề mặt chưa đảm bảo, bề mặt gỗ không dùng sơn lót.
– Dùng loại sơn Alkyd không thích hợp quá cứng hay quá giòn.

Cách xử lý: Dùng bàn chải loại  bỏ lớp sơn, chà nhám bề mặt và các góc để bề mặt sach sẽ. Đối với gỗ nên sử dụng sơn lót trước khi sơn phủ lại. Đảm bảo chất lượng sơn tốt.

Màng sơn bị sần sùi

Hiện tượng: Màng sơn sần sùi do có các hạt bọt và các lỗ do bọt vỡ ra.

Nguyên nhân: 
– Trộn hỗn hợp sơn không kỹ.
– Sơn chất lượng kém.
– Thời gian lăn sơn quá nhanh
– Sử dụng con lăn không thích hợp.
– Lăn sơn để quá hạn sử dụng
– Sơn độ bóng cao mà bề mặt sần sùi.

Cách xử lý: Không có loại sơn khi thi công không có bọt tuy nhiên nếu sơn chất lượng cao thì bọt sẽ vỡ ngay khi bề mặt còn chưa khô, nên màng sơn mịn và không chảy. Không sử dụng sơn quá hạn sử dụng. Sử dụng loại sơn bóng hay bán bóng sử dụng con lăn có đầu sợi ngắn, bề mặt sần sùi cần lắn sơn lót trước khi lăn sơn phủ. Chà nhám bề mặt bị sần sùi trước khi lăn sơn lại

Màng sơn bị rêu mốc

Hiện tượng: màng sơn có rêu mốc xanh, đen trên bề mặt.

Nguyên nhân: 
– Hay xảy ra ở khu vực thích hợp phát triển nấm mốc: ẩm, ấm (nhà tắm, bếp, phòng giặt)…
– Do sử dụng sơn Alkyd hay sơn gốc dầu hay loại sơn nước không đảm bảo chất lượng.
– Đối với bề mặt gỗ: sơn lót trên bề mặt gỗ không đảm bảo.
– Màng sơn cũ không xử lý triệt để rêu, mốc.

Cách xử lý:
Sử dụng chống rêu mốc thấy đốm xanh, đen mờ đi nên chà rửa toàn bộ bề mặt để tẩy rêu mốc bằng dung dịch tẩy. Chọn lựa loại sơn nước chất lượng cao do các loại sơn này cótính năng chất chống rêu mốc vượt trội. Rửa sạch bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa nếu cần, sử dụng quạt nơi tưởng có độ ẩm cao.

Màng sơn bị xà phòng hóa

Hiện tượng: Sự cô đọng chất hoạt động trên bề mặt sơn do độ ẩm cao. Nó có màu nâu nhạt và đôi khi trông nó như vết xà phòng hay dính nhầy xuất hiện trên bề mặt.

Nguyên nhân: Tất cả các loại sơn nước đều bị hiện tượng này khi sơn ở nơi độ ẩm cao đặc biệt ở trần.

Cách xử lý: Tẩy rửa vết bẩn bằng xà phòng nơi có hiện tượng, đặc biệt phòng tắm khi hi công xong cần để màng sơn khô mới dùng nước. Làm sạch các vết bẩn sau đó sơn lại.

Màng sơn bị nhiễm bẩn

Hiện tượng: Sự hư hỏng màng sơn xuất phát từ thấm các chất bẩn.

Nguyên nhân: Sử dụng loại sơn kém chất lượng, không sử dụng sơn lót

Cách xử lý: Lựa chọn loại sơn nước chất lượng cao, loại sơn này có hàm lượng chất tạo màng cao, chất bẩn khó ngấm vào màng sơn, tạo điều kiện cho việc chùi rửa dễ dàng. Dùng sơn lót để tạo màng sơn có độ dày tối đa tránh được tình trạng nhiễm bẩn xâm nhập.